lundi 21 février 2011

CUỘC CÁCH MẠNG Ả RẬP, CON GÁI CỦA INTERNET ?

Marie Bénilde

Le Monde Diplomatique, mardi 15/02/2011

Đâu là vai trò mà các phương tiện truyền thông mới nắm giữ trong sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế ở Tunisie và Ai Cập ? Phải chăng nên gán cho Facebook và những mạng xã hội nói chung, khả năng động viên đám đông và gây nên những phong trào đối lập ? Những bài học chính-trị-truyền-thông của những cuộc nổi dậy này cho đến những cuộc cách mạng « trực tuyến – online ».

Chế độ của Hosni Moubarak đã mắc phải hành vi tiêu diệt tự do nhất của thế giới dưới cái nhìn của việc tiếp xúc với Internet, theo nhật báo Libération ngày 28/01/2011. Chẳng phải Miến Điện vào năm 2007, cũng chẳng phải Trung Quốc 2008, không phải Iran 2009 đã đi xa hơn Ai Cập trước tranh cãi trên mạng. Chỉ đất nước của raïs chuyên quyền đã hoàn toàn cắt đứt sự tiếp cận hệ thống mạng, để chín phần mười trong 23 triệu người dùng internet đã tiếp cận thỉnh thoảng hay thường xuyên với Web – trong số năm triệu người đăng ký vào hệ thống mạng xã hội Facebook. Sự cắt đứt này không thể ngăn cản sự xụp đổ của Hosni Moubarak. Cuộc cách mạng Ai Cập, như cuộc cách mạng xảy ra trước đó ở Tunisie, cho thấy đồng thời sức mạnh của phương tiện truyền thông, khó khăn chống lại chúng của các sức mạnh cổ điển để kiểm soát và trấn áp, và sự phát ngôn của họ, thường bị đánh giá quá thấp, với những phương tiện truyền thông cổ điển như truyền hình và báo chí.

Sự che dấu không thể được

Trước hết chúng ta hãy trở lại với sự cắt đứt internet nổi tiếng. Ngày 2 tháng 2, sau năm ngày cắt đứt, nhà cầm quyền Ai Cập đã chọn cách tái lập đường dẫn vào internet. Hôm trước, Google đã tung ra khả năng « tweeter » (vào trang Twitter) bằng điện thoại, như vậy đã vô hiệu hóa sự ngăn chận. Đủ để cho những nhà đối lập Ai Cập gọi một số điện thoại nhằm để lại tin nhắn, những tin nhắn này sẽ mau chóng được chuyển lên trang Twitter. Sự che dấu kỹ thuật số của những sự kiện này không còn có thể xảy ra được nữa ; việc bắt giữ Wael Ghonim, giám đốc marketing của Google ở Trung Đông (người chiến thắng vinh quang trên quảng trường Tahrir sau khi được phóng thích), mau chóng cho thấy sự thiếu thích ứng hoàn toàn với tình hình. Chế độ đã định đè bẹp internet như nó đã tìm cách loại bỏ những nhân chứng khó chịu bằng cách biệt giam các nhà báo đưa tin về những cuộc biểu tình này. Nhưng hệ thống của các mạng lưới này phải chăng, theo bản chất, là không thể kiểm soát được ? [1]

Chính vì thế một chiến lược mới, hơn cả sự đồng pha với các phương tiện truyền thông hiện đại, được đưa vào hoạt động. Hơn cả việc tìm kiếm kiểm duyệt với số lượng lớn – và không có sự phân biệt – những thông điệp của các người đối lập khi khóa vòi số hóa này, những người cầm quyền Ai Cập đã theo ý tưởng đến lượt họ sử dụng những công nghệ mới : Chính vì thế mà quân đội đã đầu tư những văn phòng cho những công ty điểu khiển điện thoại di động mà Nhà nước có phần hùn trong đó (Mobinil, chi nhánh của France Télécom và Vodafone) để buộc họ phải chuyển những bản tin kêu gọi sự tố giác hay đưa ra nơi chốn và thời gian của những cuộc biểu tình ủng hộ Hosni Moubarak. Một SMS của quân đội, vài ngày trước sự xụp đổ của tổng thống, cho thấy rằng « lực lượng quân đội đòi hỏi những người đứng đắn và trung thành với Ai Cập đối đầu với những kẻ phản bội và phạm pháp và để bảo vệ nhân dân chúng ta và danh dự của nước Ai Cập yêu quý [2] ».

Thông điệp này có thể hôm nay đã trở nên mơ hồ khi ta biết được vài trò mà quân đội nắm giữ trong cuộc lật đổ Moubarak. Ít nhiều gì thì nó cũng phải dựa vào thế lực khi phát tán, trong khi ông hoàng Ả Rập (raïs) bám víu lấy ngai vàng. Và nó làm chứng cho sự giả tạo chắc chắn của giai đoạn sau cùng của cuộc trấn áp trên mạng vì không còn đề cập đến chuyện cấm đoán những trang blog hay những trang web thù nghịch với chế độ - nhất là khi phát tán những vidéo tra tấn trong các đồn của cảnh sát Ai Cập – mà còn cung cấp tiếng nói của chính phủ trên mạng. Chỉ vậy thì quá trễ. Ở thời đại kỹ thuật số, mọi chính quyền mà bị đánh giá là nạn nhân của mạng, và đặc biệt hơn là từ một công cụ tìm kiếm, thì phải tự đưa chính kiến của riêng mình lên mạng nhằm giao thoa với nhưng thông tin của kẻ thù nghịch. Nhưng việc sử dụng « hậu hiệu » này giải thích việc đi trước các sự kiện, chứ không phải là theo sau nó.

Hệ thống kỹ thuật số và những cuộc cách mạng

Vị trí nào thích hợp trong hoàn cảnh hiện tại cho những công cụ truyền thống mới trong những phong trào nổi dậy của thế giới Ả Rập ? Phần lớn các nhân chứng đồng ý nói rằng những mạng xã hội giữ vai trò trong việc động viên ở Ai Cập cũng như ở Tunisie. Nhằm bày tỏ sự chán ngán, việc tập hợp cách thân tình hay đối đầu bằng hành động, những nhóm này đã được thiết lập trên Facebook ; Twitter được dùng, cách bên lề hơn, nhằm tung ra những báo động, nhất là ở bên ngoài nước. Tuy nhiên, vì xác nhận nhiều vụ bắt bớ các nhà báo hay phá sóng các chương trình của Al Jazira trên một trong các vệ tinh phụ thuộc vào Chính quyền Ai Cập, mà chính quyền bị chủ yếu là giới truyền hình và báo chí căm ghét. Những kênh thông tin nào còn tiếp tục quả thực có được quyền phản ánh lại thực tại của những cuộc biểu tình và làm tăng thêm làn sóng người tham gia (việc bao phủ những sự việc ở Ai Cập của BBC đã khiến cho Iran bối rối vì những chương trình của kênh này, được phát vì lý do dè dặt).

Có nên tương đối hóa viễn tượng về « cuộc cách mạng 2.0 », như blogger người Ai Cập Wael Ghonim đặt tên ? Trong thực tế, giới truyền thông cũ và mới có vẻ như liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thông tin ngày hôm nay tìm thấy phương tiện tránh được sự kiểm duyệt, vượt qua mọi sự định hạn mức và được lan truyền rộng rãi, đó là nhờ vào internet và sự chia sẻ những mối liên hệ trên các cộng đồng khác nhau của những mạng xã hội. Nhưng tạp chí Telos, do hội Telefonica xuất bản ở Tây Ban Nha, mới đây đã chứng minh rằng 80% tin tức lưu truyền trên Internet trên thế giới đến từ những trang mạng của báo chí [3]. Cũng như vậy đối với truyền hình. Ở Tunisie, Al Jazira – bị chính quyền Ben Ali cấm lâu năm – ngự trị như phương tiện truyền thông nghe nhìn thoáng nhất nước, thiệt thòi cho các kênh truyền hình quốc gia và những kênh nước ngoài khác, theo nhà văn Taoufik Ben Brik, trong khi mà « chính những cuộc tiếp sức truyền thống từ đường phố căng thẳng – Internet, Facebook, Twitter, YouTubeđã làm tiêu tan vào quên lãng [4] ». Kênh thông tin bị phân biệt bởi khả năng nhạy bén của nó khi dùng lại những hình ảnh quay được bằng điện thoại di động, như những hình ảnh của những cuộc biểu tình đầu tiên bị cảnh sát trấn áp ở Sidi Bouzid.

Trong bài báo đăng trên trang lemonde.fr về sự ảnh hưởng của kênh qarati trong cuộc nổi dậy ở Tunisie, nhà báo Benjamin Barthe mô tả như sau cuộc hành trình của các vidéo nghiệp dư được công bố trên các trang trung gian như Nawaat hay Takriz, được Twitter tạo đường dẫn, lấy lại từ các trang mạng xã hội khác (Facebook, YouTube …) và cuối cùng được phát tán rộng rãi trên các màn ảnh của Al Jarira mà chúng gây ra tiếng vang thật sự trong dân chúng.

« Al-Jazira đã tiêu tan trong môi trường truyền thông mới, khi trông nhờ cách nhanh chóng và rất sáng tạo vào những nội dung được phát sinh từ công chúng, nhà chính trị học người Mỹ Marc Lynch, chuyên gia về thế giới Ả Rập, đã viết trên blog của mình, được báo Le Monde trích lại. Những vệ tinh truyền hình khác đã bắt chước. (…) Những bệ đỡ về mặt truyền thông này và những người đóng góp mang tính cá nhân này làm sói mòn khả năng của Nhà nước trong việc kiểm soát dòng thủy triều dâng lên của thông tin. Đó là giai đoạn cuối tới hạn trong sự chìm ngập của không gian truyền thông mới của thế giới Ả rập. »

Để theo dõi sự tiến triển của những sự kiện ở Ai Cập, vẫn chính Al-Jarira nhìn thấy những trách nhiệm chính thức của Nhà Trắng, theo New York Times, trong khi kênh thông tin này, mang tội vì đã phát đi những đoạn băng của Ben Laden và bị lên án vì « chủ nghĩa hồi giáo » của nó, thì lại vắng bóng rộng rãi những chương trình của nó phát qua vệ tinh hay truyền hình cáp ở Hoa Kỳ.

Cuối cùng, cũng vẫn với nhịp điệu của truyền hình Ai Cập khi phát lại những bài diễn văn của Moubarak mà cuộc nổi dậy ở Ai Cập được khuếch đại. vì vua chuyên chế gia nua tỏ ra ở đây, trong nghi thức cổ hủ của lâu đài của mình, theo nghĩa đen mà nói bị tách rời khỏi những khát vọng mới của giới trẻ ở đất nước này (về điểm này, báo chí Pháp đã gọi là « Tháng năm 1968 » của Ả Rập).

Những thực tại và khả năng tiềm tàng

Những kênh kỹ thuật số mới cuối cùng chỉ tỏ ra vai trò phụ về mặt thông tin. Nhưng những mạng xã hội (2.0) hoàn thành chức năng mới mẻ trong lịch sử truyền thông. Chúng cho phép các tòa soạn ở Tây Phương, thương bị cắt đứt với thực tại của đất nước mà họ đang quan sát với chính sự mù quáng mà các chính phủ riêng của họ (tạo ra một sự khoan dung to lớn với các chế độ tham nhũng tại chỗ, những quyền lực chào mời các chính sách như cho các nhà báo Pháp ở chỗ dễ thấy), khi cân nhắc rằng gã bù nhìn hồi giáo không còn đủ để có thể làm mất uy tín những cuộc nổi dậy của quần chúng. Web 2.0 chắc chắn có tính chất thần diệu mà nó ủng hộ cách khó khăn sự áp đặt của những ngõ tắt trong giới truyền thông mặc cho mưu toan xuất hiện đó đây để lợi dụng khuynh hướng đe dọa đối với Israel hay trên mối nguy hiểm của hội Huynh đệ Hồi giáo. Với Internet, tiếng nói của nhân dân trở nên được lắng nghe hơn cho dù tiếng nói này chỉ là phần nào.

Dĩ nhiên, không thể nói rằng không phải Internet hay các mạng xã hội đã làm cách mạng : sự hy sinh của dân chúng, những cuộc biểu tình bị cấm hay việc chiếm đóng quảng trường Tahrir trên hết là những cách diễn đạt tỏ tường sự rối loạn và sự tranh cãi của nhân dân. Nên, như đã thấy, việc dùng những công nghệ mới không phải là của riêng của những lực lượng phản kháng – Téhéran cũng đã bị chiếm giữ nhằm vây bắt những người đối lập với nó sau những cuộc biểu tình rất được kết nối vào năm 2009 [5] – và ngay cả có khuynh hướng dồn về phía sự bất mãn của giới trí thức thiệt cho những cam kết chiến đấu. Đến nỗi mà ta có thể hợp pháp tự hỏi đâu là tương lai của sự động viên nếu như sự động viên này không được đồng hành bởi việc cấu trúc chính trị mà nó cho phép một sự tập hợp đám đông lột xác thành sức mạnh cách mạng gây lay động.

Và đồng thời, trang web cho tham gia là kẻ mang tới những hình thức tổ chức mới không chỉ về mặt kỹ thuật và gieo vãi tiếng nói dân chủ vào trong ngọn gió lịch sử. [6] Từ Cận Đông tới Cuba, ngang qua Algérie, Internet đồng thời có đặc tính hợp nhất các dân tộc, cho phép mỗi người được kể vào và khích lệ những ý tưởng. Trước một thông tin bởi những phương tiện truyền thông sống như « vỏ bọc chìa ra » trong chừng mực mà sự đón nhận những tin tức này chủ yếu là thụ động, những phương tiện truyền thông mới có vẻ như thành công thuật giả kim mới này để biến đổi thông tin thành sự tham gia và tham gia vào hành động. Những người lướt mạng được mời gọi sống « chia sẻ » với lý tưởng mới ở vùng Bắc Phi : chế độ độc tài không phải là chân trời chính trị duy nhất.

______________

[1] Vấn đề này đã được nêu lên ở Hoa Kỳ nơi mà một dự luật gây tranh cãi về vấn đề an ninh mạng muốn trao vào tay tổng thống Mỹ nút ngắt trang web (« kill switch ») để kiểm soát những tin tặc đến từ nước ngoài.

[2] « Reaching for the kill switch », The Economist, 10/02/2011.

[3] « El 80% del material informativo que circula por la Red procede de la prensa », El Muldo, 02/02/2011.

[4] « En Tunisie, le règne sans partage d’Al Jazeera », Slate.fr, 19/01/2011.

[5] Cùng chủ đề « En Iran, Nokia connecte la répression ».

[6] Cùng chủ đề Tunisie, Egypte...Algérie, "inception" de la révolution trên trang Electron libre.

Aucun commentaire: