jeudi 17 février 2011

Cuộc nổi dậy trên quảng trường Tahrir và « sự đồng thuận Bắc Kinh »


Le Monde| 17.02.11 | 13h06 • Mis à jour le 17.02.11 | 17h09

sponsorisés par

Trong những cuộc hội thảo về toàn cầu hóa, từ này sẽ có một « trước » và « sau » Cuộc đại nội dậy trên quảng trường Tahrir. Không chỉ nói đến một điểm quy chiếu về mặt lịch sử. Đó là một ngày tháng trong đó loan báo như một trong những cuộc chiến ý thức hệ lớn nhất của thế kỷ : cuộc tranh cãi của những hình thức. Giải thích

Từ vài năm qua, người ta ca tụng với sự chán ngán cái gọi là « sự đồng thuận Bắc Kinh ». Đó là một công thức lịch sự nhằm mô tả những chế độ vừa ca tụng chủ nghĩa tư bản vừa theo chế độ độc đảng. Ta thấy ở đây dây cương thắng cuộc cho những nước ở Phương Nam, bí quyết cất cánh về mặt kinh tế và xã hội, bí quyết của sự gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa. Ví dụ đến từ Trung Quốc – trong tuần này đã trở thành nền kinh tế thứ hais au Hoa Kỳ trên thế giới. Ngay cả những người Trung Hoa luôn giữ riêng để « bán » mô hình của họ, thì « sự đồng thuận Bắc Kinh » không ngăn việc tạo nên những người ngang hàng.

Ở Nga, Vladimir Poutine lấy hứng khởi, mà không nói đến, nhưng mô hình này cũng vươn dài qua một số nước ở Phi Châu. Nó đã quyến rũ ê-kíp của Mahmoud Ahmadinejad ở Iran. Nó được copy bởi những nước khác ở Á châu và nơi khác. Phương trình chiến thắng trong mọi trường hợp cư trú trong tổ hợp nổi tiếng của Trung Quốc : doanh nghiệp tự do và chuyên quyền chính trị. Cứ thế mà tiến ! Đó cũng là điều mà người ta cũng đã nghĩ đến ở Ai Cập, ít là cho đến khi điều bất lịch sự xảy ra tại nơi xinh đẹp của mùa đông êm dịu bên bờ sông Nil : cuộc Đại Nội Dậy trên quảng trường Tahrir.

« Sự đồng thuận Bắc Kinh » không chỉ được ca ngợi ở Phương Nam. Nó cũng được tìm thấy nơi các chuyên gia ở Hoa Kỳ và Châu Âu để tưởng tượng ra rằng nó sắp cai trị thế giới trong thế kỷ này. Thành ngữ này có lẽ là của một người Mỹ, Joshua Cooper Ramo. Tác giả và nhà tư vấn, Cooper Ramo đã đặt ra thành ngữ này vào năm 2004 để đối lại với điều người ta gọi vào cuối những năm 1980 « sự đồng thuận Washington » : chính phủ dân chủ nhất có thể, doanh nghiệp tự do và mở cửa ngay lập tức các biên giới cho hàng hóa và vốn của toàn thế giới – đó là điều mà Quỹ tiền tệ quốc tế (FMI) và nhất là Quỹ dự trữ liên bang của MỸ tự hào như mô hình thắng lợi cho những nền kinh tế ở phương Nam và những nền kinh tế đổi mới phi-sô-viết của Nga và Đông Âu.

Trong dòng những thành công mà Trung Quốc thu được, « Sự đồng thuận Bắc Kinh » đã chiến thắng cách chính đáng. Trung Quốc khẳng định như một đối thủ kinh tế và chẳng bao lâu nữa là quân sự đối với Hoa Kỳ, mà còn như một kẻ cạnh tranh về mặt ý thức hệ : Trung Quốc có soft power (quyền lực mềm) riêng của mình về mặt chính trị - khả năng hấp dẫn của Trung Quốc.

Những nước ở Phương Nam, mô hình của Trung Quốc thí chốt cho « sự đồng thuận Washtington » ; có vẻ như thích ứng tốt hơn dân chủ « theo kiểu Tây Phương » ; nó đã phản ứng tốt hơn với cuộc khủng hoảng 2008 – 2009 do đối thủ gây ra. Được chuyển đến Ai Cập, « sự đồng thuận Bắc Kinh » được trình bày như thế này : chủ nghĩa tư bản mang đậm tính moubarak (mật vụ có mặt khắp nơi).

Chuyên chế chính trị phục vụ cho một chủ nghĩa tư bản nơi Nhà nước vẫn còn là tác nhân kinh tế ưu trội chống lại nền dân chủ và doanh nghiệp tự do mà ta thực hành ở Phương Tây… Cuộc chiến ý thức hệ của thế kỷ. mô hình chống lại mô hình. Trong những trường hợp đó, luôn có một người Mỹ để đánh cá chống lại phe của mình và tuyên bố sự sụp đổ không thể tránh khỏi trong một tác phẩm vang tiếng. Về điểm này, người đó tên là Stefan Halper.

Cựu ngoại giao trở thành giáo sư ở Cambridge (Anh), Halper xuất bản vàn năm 2010 một khảo luận chói sáng : Sự đồng thuận Bắc Kinh hay làm sao mô hình chuyên chế của Trung Quốc chi phối thế kỷ XXI (Basic Books, New York). Giả thuyết chính : Trung Quốc chứng minh rằng một hệ thống độc đảng và tư do doanh nghiệp không tự do công cộng có thể là giải pháp thay thế đứng vững và mạnh mẽ cho mô hình nước Mỹ trong việc điều hành chính phủ bởi các công dân.

Ta ở đó khi, một năm sau, những thanh niên trên quảng trường Tahrir đã đến làm rối loạn sự đảm bảo của giáo sư Halper và những người khác, để ồn ào đưa ra quan điểm của họ. không chắc hoàn toàn để « sự đồng thuận Bắc Kinh » là công thức huyền nhiệm. Cũng không chắc bảo đảm sự chắc chắn về mặt chính trị cho đến cùng. Không chắc cho chủ nghĩa chuyên chế chính trị, khi giả sử rằng luôn dễ dãi cho sự phát triển kinh tế, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. Những thành tích của chế độ độc tài Ben Ali hay Moubarak đều có những giới hạn của nó.

Thẳng thắn mà nói rằng Trung Quốc không thực hiện nhiệt tình lối kéo theo mình trong mô hình của họ. họ xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ, không xuất khẩu những ý niệm. sự thẳng thắn này đưa đến ghét bỏ những sự so sánh giữa các nước khác Trung Quốc và Ai Cập. nhưng hoàn toàn là triệu chứng mà Cuộc Nội dậy trên quảng trường Tahrir đã gây ra cách xử lý tối thiểu trong giới truyền thông Trung Quốc : cấm báo chí lấy lại những bản tin tổng kết khác với cơ quan truyền thông chính thức của Tân Hoa Xã ; Kiểm soát chặt chẽ điều có thể được nói trên internet. Cũng như giới thanh niên Ai Cập là những người đem lại thông điệp hơi quá bãi bỏ hương vị của những nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Trong chế độ chuyên chế khác của thời đại, nước Nga của Poutine, báo chí tự do hơn. Cái nhìn mà nó hướng về quảng trường Tahrir cũng rất lý thú : « Bất chấp tiếng ồn ào gây ra trong năm ngoái bởi các nhà phân tích chính trị về sự đánh mất sự ảnh hưởng của mô hình dân chủ Tây phương và trên sự trổi dậy của mô hình chuyên chế (hiểu là Trung Quốc, Singapour, v.v…), The Moscow Times đã đặt xã luận, lịch sử không nằm về phía chế độ chuyên chế, vì nó, khi thiếu định nghĩa tính hợp pháp, thì không ổn định bởi bản chất. »

Nhật báo này tiếp : « Những cuộc biểu tình của những người về hưu vào năm 2005 và những cuộc biểu tình cách nay một năm ở Kaliningrad là những lời cảnh cáo cho triều đại của Vladimir Poutine. (…) Hy vọng rằng Kremlin sẽ biết rút ra những bài học từ « cuộc cách mạng hoa nhài » ở Tunisie và những cuộc phản kháng ở Ai Cập trước khi trở nên không quá trễ ». Bài xã luận kết luận, « Kremlin có vẻ như tin rằng Người Nga chịu đựng vô hạn mức sống nghèo khổ, nạn tham nhũng và sự tàn nhẫn của chính phủ ». Như Moubarak đã từng nghĩ như vậy về người dân Ai Cập chăng ?


frachon@lemonde.fr

Alain Frachon (Chronique "International")

Article paru dans l'édition du 18.02.11

Aucun commentaire: